Các tiêu chí chọn bàn phím cơ gaming phù hợp

Gaming là mục đích dùng đặc thù nên bàn phím cơ dùng cho gaming cũng cần có một số tiêu chí chọn lựa riêng, khác khá nhiều so với người dùng mua bàn phím để làm việc hoặc giải trí đa nhiệm đơn thuần. Dù mới bắt đầu chơi game hay đã có nhiều kinh nghiệm, bạn luôn cần có cho mình một chiếc bàn phím cơ tốt, hợp với nhu cầu. Vậy đâu là các tiêu chí chọn bàn phím cơ gaming phù hợp?

Tiêu chí 1: loại switch

Switch là trái tim của mỗi bàn phím cơ, dưới mỗi keycap sẽ là một switch riêng biệt. Chủng loại switch sẽ quyết định cảm giác gõ, độ phản hồi, lực bấm và âm thanh tạo ra khi bấm phím.

Khi chọn bàn phím cơ chơi game, đầu tiên cần quyết định loại switch nào phù hợp nhất với nhu cầu chơi game của mình. Chọn loại switch bạn cần căn cứ vào các đặc tính con sau:

  • Độ khấc
  • Lực bấm
  • Âm thanh
  • Độ phản hồi

Hiện có rất nhiều loại switch trên thị trường từ nhiều thương hiệu lớn nhỏ. Nhưng tựu trung sẽ thuộc 1 trong 3 nhóm: Clicky, Linear và Tactile.

Tùy vào sở thích, loại game, người dùng có thể có các chọn lựa switch khác nhau. Với ai thích cảm giác gõ rõ ràng, giòn tan, kèm theo độ khấc mạnh mẽ và tiếng động lớn cho đã tai, thì nên chọn dòng clicky switch (đại diện là Blue switch). Với ai yêu thích sự nhẹ nhàng, êm ái, không cần độ khấc, cũng không muốn có tiếng ồn, các dòng switch linear/ silent (đại diện là Red switch và Cherry Silver Speed). Ai muốn cảm giác vừa phải, không có gì quá, không có gì ít hay nhiều nổi trội, có thể dùng dòng switch trung tính tactile, vừa có độ khấc nhẹ, nhưng âm thanh tạo ra không quá lớn.

Tiêu chí thứ 2: các tính năng gaming chuyên dụng

Khi dùng bàn phím cơ chơi game, ngoài cảm giác gõ đầy cảm hứng, độ bền vượt trội so với bàn phím thường, thì bộ tính năng gaming chuyên dụng cũng là một yếu tố bạn không thể bỏ qua khi xem xét.

Đầu tiên là tính năng NKRO

Tức khả năng nhận diện nhiều phím cùng lúc. Nghĩa là dù cho bạn bấm nhiều phím ký tự cùng lúc với tốc độ siêu nhanh, thì máy tính vẫn nhận diện ra và ghi nhận đầy đủ. Tính năng này đảm bảo cho game thủ có thể chơi game tốt nhất, với tốc độ cao, mà không lo tình trạng dính phím hay đưa ra các lệnh nhập không chuẩn xác.

Hầu hết các bàn phím cơ gaming hiện nay trên thị trường đều đã ở mức 6KRO hoặc NKRO (trên 10 phím cùng lúc hoặc không có giới hạn). Tùy vào ngân sách và loại game chơi, bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Ngoài ra còn một số tính năng gaming quan trọng khác mà một bàn phím cơ cần phải có, gồm:

  • Lập trình phím macro
  • Tùy chỉnh điểm nhận phím qua phần mềm
  • Tần số đáp ứng, đổ trễ
  • Chỉnh LED từng phím.
  • Chuyển đổi nhanh Bluetooth (với các bàn phím không dây kết nối Bluetooth)

Các tính năng này tuy không bắt buộc nhưng bạn cũng cần xem xét kỹ tùy vào sở thích chơi game và ngân sách của mình.

Tiêu chí thứ 3: Có LED hay không LED

Nhiều bạn cho rằng cứ hễ bàn phím cơ gaming thì phải có đèn. Đúng là thời kỳ đầu chơi game ai cũng sẽ thích tìm đến một chiếc bàn phím xập xình, cho có cảm giác cyberpunk hiện đại, chất chơi của một gamer thứ thiệt. Tuy nhiên, theo thời gian, sở thích này có thể lắng lại, một số gamer có xu hướng tìm đến các dòng bàn phím cơ cổ điển, tập trung nhiều hơn vào cảm giác gõ, tính nguyên bản và sự bền bỉ.

Vì vậy trước khi quyết định rinh một em bàn phím cơ về, bạn cũng cần cân nhắc liệu mình có cần bàn phím cơ có LED hay không LED. Và nếu có LED thì là 16.8 triệu màu hay chỉ cần một vài màu đơn sắc nhất định để chơi lúc đêm khuya là được. Đèn LED cũng sẽ làm phát sinh chi phí sản xuất, nên giá thành sẽ bị đội lên một chút.

Tiêu chí thứ 4: Chất lượng keycap và kiểu profile keycap

Keycap là một yếu tố không nhỏ, sau switch, quyết định độ lớn nhỏ của âm thanh phát ra khi gõ phím, tùy vào độ lớn, độ rộng, độ dày, loại chất liệu, cách in ấn ký tự trên keycap.

Đồng thời đi kèm là profile keycap (profile là hình dạng, độ cao, độ nghiêng của các keycap khi nhìn từ trên xuống hoặc từ một cạnh bên bàn phím). Tùy vào sở thích riêng, bạn đưa ra các quyết định profile keycap phù hợp.

Nhưng cần lưu ý, keycap profile cao nhìn rất độc đáo, ấn tượng, tuy nhiên dùng lâu có thể bị mỏi tay. Low profile là các bàn phím cơ có phím rất thấp, đôi khi thấp được như một bàn phím laptop tích hợp, cảm giác gõ có thể không đã bằng các profile khác nhưng hạn chế được tình trạng mỏi cổ tay. Để dung hòa, nên nghĩ đến các dòng bàn phím cơ dùng Cherry profile/ OEM profile hoặc medium profile.

Tiêu chí thứ 5: Chọn bàn phím cơ có dây hay không dây

Trước đây khi công nghệ không dây chưa quá phát triển, gamer thường ngại chọn bàn phím cơ không dây vì lo sợ độ trễ có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ ra tay trong các phiên game tốc độ cao.

Nhưng hiện tại với công nghệ không dây phát triển mạnh trong vài năm qua, số lượng bàn phím cơ không dây không chỉ nhiều lên về số lượng, kích cỡ, thiết kế, thương hiệu mà còn hạn chế được yếu điểm độ trễ vốn có của mình.

Nếu bạn chơi game chuyên nghiệp, thường xuyên chơi các trò tốc độ cao, nhưng chưa phải là tuyển thủ eSport, cũng có thể một số độ trễ trên các dòng bàn phím cơ không dây thương hiệu lớn, sẽ không làm ảnh hưởng hiệu suất chơi game. Có thể cân nhắc chọn một chiếc bàn phím cơ không dây kết nối Bluetooth hoặc qua sóng 2.4GHz. Trong đó, so với kết nối Bluetooth thì kết nối bàn phím cơ không dây qua dongle sóng 2.4GHz được công nhận là có độ ổn định cao hơn và tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, không kém gì so với dòng bàn phím cơ có dây (đi kèm là polling rate lên đến 1000Hz)

Bàn phím cơ có dây thì mọi thứ đều ổn, từ độ bền, giá thành, không cần thay, sạc pin, cũng như độ ổn định và độ trễ gần bằng 0, tuy nhiên có dây lại gây vướng víu trong nhiều trường hợp và cũng phiền toái hơn nếu bạn thường xuyên cần di chuyển.

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]