Cách cầm chuột nào tốt nhất cho bạn?

Cách cầm chuột tối ưu thay đổi tùy theo sở thích cá nhân cũng như cách sử dụng chuột và máy tính của từng cá nhân. Trong bài chia sẻ này, banphimco mời bạn đi qua 3 cách cầm chuột phổ biến nhất hiện nay cùng ưu nhược điểm từng cách, để từ đó tìm ra cách cầm chuột tốt nhất cho mình.

Dù chuột máy tính được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng tựu trung người dùng thường cầm chuột theo 1 trong 3 cách sau:

  •  Palm grip: đặt cả bàn tay lên chuột. Là tư thế phổ biến nhất. Ưu điểm: rất thoải mái, dễ phối hợp giữa cổ tay và bàn tay. Nhược điểm: tốc độ bấm không bằng các kiểu còn lại và có thể bấm trước nếu cần thao tác nhanh, cổ tay phải chuyển động nhiều có thể làm mỏi khớp. Palm grip hợp với chuột lớn và có thiết kế công thái học.
  • Claw grip: đặt các ngón tay lên chuột. Các ngón tay cong lên để vị trí tiếp xúc giữa đầu ngón tay và chuột tốt hơn. Ưu điểm: di chuyển tốc độ cao, bấm chuột chính xác hơn. Nhược điểm: mất thời gian khá lâu để làm quen và có thể bị mỏi cơ xương khớp khi dùng lâu. Claw grip nên dùng với chuột có kích cỡ trung bình.
  • Fingertip grip: không đặt bàn tay lên chuột. Gần như không đặt bàn tay lên chuột mà chỉ tiếp xúc bằng các ngón tay. Cách này ít phổ biến nhất và rất khó làm quen. Ưu điểm: Khi quen rồi có thể di chuột tốc độ cao và bấm cực kỳ chính xác. Nhược điểm: Thời gian học lâu và dùng lâu có thể mỏi bàn tay. Cách cầm này hợp với chuột nhỏ và siêu nhẹ

Cách cầm chuột nào tốt nhất cho bạn?

Để tìm ra cách cầm chuột đúng, tốt nhất cho mình, cách thiết thực nhất vẫn là dựa vào nhu cầu thực của việc dùng chuột. Cụ thể:

1/ Khi dùng chuột chơi các game

Chơi game thì có thể loại game tốc độ cao và game từ tốn cần nhiều độ chính xác. Theo các nhu cầu cụ thể này, cách cầm chuột phù hợp cũng khác đi.

Đối với những người ưu tiên khả năng phản hồi nhanh và chuyển động ngang theo đường thẳng, cách cầm bằng đầu ngón tay – Fingertip Grip có lẽ phù hợp nhất.

Hãy chọn kiểu cầm bằng lòng bàn tay – Palm Grip, nếu độ chính xác, khả năng kiểm soát và độ ổn định là quan trọng nhất với bạn. Và hãy cân nhắc thử nghiệm kiểu cầm vuốt Claw Grip để có cách tiếp cận cân bằng, vừa tốc độ vừa chuẩn xác

Ngoài ra, độ nhạy của chuột của bạn đóng một vai trò quan trọng. Người dùng có mức độ phân giải cao hơn thường thích những kiểu cầm cần chuyển động ngắn, chẳng hạn như cách cầm bằng đầu ngón tay hoặc kiểu vuốt. Ngược lại, người dùng có mức độ phân giải thấp hơn có thể thấy kiểu cầm bằng lòng bàn tay thuận lợi hơn cho các chuyển động kéo dài trong khi vẫn duy trì được khả năng kiểm soát.

2/ Kích thước bàn tay và loại chuột đang dùng

Kích thước bàn tay có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của các cách cầm khác nhau. Nhìn chung Fingertip Grip sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những bàn tay lớn hơn có khả năng đặt lòng bàn tay phía sau chuột trong khi chạm tới các nút. Claw Grip phù hợp với bàn tay nhỏ hơn do vị trí ngón tay cong, trong khi kiểu cầm lòng bàn tay Palm Grip mang đến lựa chọn linh hoạt cho bàn tay ở mọi kích cỡ.

3/ Cảm giác thoải mái và tính công thái họ

Sự thoải mái và tính công thái học cũng là yếu tố cần xem xét khi chọn kiểu cầm chuột phù hợp cho mình. Hãy chọn kiểu cầm chuột mang lại cảm giác bản năng và không làm căng ngón tay, cổ tay hoặc cẳng tay của bạn.

Như vậy để chọn đượ cách cầm chuột phù hợp nhất, bạn sẽ cần thử nghiệm với nhiều loại tay cầm khác nhau và xem đâu là lựa chọn thoải mái và giảm mệt mỏi nhất. Mục tiêu là giữ chuột của bạn một cách an toàn theo cách giúp nâng cao hiệu suất đồng thời giảm thiểu khả năng gây chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Làm sao nếu thử ba bước trên vẫn chưa tìm ra cách cầm chuột tốt nhất cho mình?

Nguyên nhân do có thể bạn đang quá gồng, ép mình vào chính xác khuôn khổ các cách cầm chuột căn bản kể trên mà chưa nhận ra điểm thoải mái nhất có thể nằm đâu đó giữa ba cách cầm này.

Cách cầm tự nhiên của bạn có thể không hoàn toàn phù hợp với một trong ba phong cách xác định trên. Ví dụ: bạn có thể chủ yếu sử dụng các đầu ngón tay trong khi đặt nhẹ lòng bàn tay lên chuột, giống như cách cầm claw grip.

Hơn nữa, bạn có thể chuyển đổi cách cầm tùy theo mục đích dùng chuột ở từng thời điểm. Ví dụ: sử dụng kiểu cầm bằng lòng bàn tay để nhắm mục tiêu hoặc thiết kế chính xác, sau đó chuyển sang kiểu cầm bằng đầu ngón tay hoặc kiểu vuốt để chơi game tốc độ nhanh hoặc thực hiện đa nhiệm giữa các chương trình. Không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt một kiểu cầm cầm chuột duy nhất.

Nguyên tắc cầm chuột đúng và tốt cho sức khỏe

Dù bạn chọn cách cầm chuột như thế nào thì một tư thế cầm chuột chuẩn và lành mạnh vẫn phải luôn hội đủ 3 yếu tố sau (theo lời khuyên từ các chuyên gia chấn thương chỉnh hình thế giới)

– Vị trí cầm chuột phù hợp. Chuột không nên để quá gần hay quá xa màn hình, nếu để gần thì bạn không tự do thao tác, để xa dễ dẫn đến mỏi tay. Tốt nhất chuột nên để cạnh bên và song song với bàn phím.

– Chọn tốc độ con trỏ phù hợp. Độ nhạy, tốc độ của chuột bạn có thể chỉnh được và bạn hãy chỉnh cho đến lúc ưng ý nhất.

– Bàn tay và cổ tay đặt thẳng hàng khi cầm chuột, bạn không nên xoay cổ tay quá nhiều khi chỉnh chuột. Do cổ tay là vị trí dễ bị tổn thương nhất nên bạn cố gắng tập thói quen di chuyển cả cánh tay để dùng chuột.

Chúc các bạn sớm tìm được kiểu cầm chuột lý tưởng và phù hợp nhất với mình.

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]