Khi nào nên chọn mua chuột công thái học?

Dù bạn dùng chuột để làm việc hay chơi game, chắc chắn một ngày cũng phải dành ra ít nhất 3-4 đến 9-10 tiếng đồng hồ với thao tác rê, nhấp, chạm và nút chuột. Nên việc đầu tư cho một chuột máy tính thoái mái là vô cùng cần thiết. Bạn sẽ có nhu cầu này rõ ràng hơn nếu phát hiện ra mình đang bị mỏi cổ tay hoặc có các triệu chứng giãn gân khi dùng chuột trong thời gian dài.

Cũng giống như một chiếc ghế ngồi làm việc, ghế nào cũng ngồi được, chuột nào cũng dùng kết nối và điều khiển máy tính được. Tuy nhiên để gọi là thoải mái, tốt cho sức khỏe, nhiều người đã khuyên dùng “Chuột có thiết kế công thái học”, hay gọi ngắn gọn là “chuột công thái học”.

Vậy dòng chuột này có gì đặc biệt, và khi nào nên mùa dùng chuột công thái học. Bài chia sẻ sau đây sẽ mang đến bạn vài lưu ý, giúp bạn dễ dàng quyết định hơn.

Chuột công thái học là gì?

Về bản chất, đây cũng là chuột máy tính như bao mẫu chuột khác. Tuy nhiên, chuột công thái học được thiết kế dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ của khoa học công thái học. Nghĩa là mọi chi tiết, trọng lượng, màu sắc và các điểm lồi lõm đều được nghiên cứu kỹ với các chuyên gia trước khi hoàn thành thiết kế cuối cùng.

Không có chi tiết thừa, một con chuột công thái học luôn tạo ra cảm giác thoải mái, vừa vặn cho mọi kiểu cầm và mọi tư thế cầm chuột của người dùng. Chúng được thiết kế phù hợp với độ cong của ngón tay, độ lõm của lòng bàn tay, đồng thời giúp giảm lực căng liên tục trên cổ tay khi bạn thực hiện thao tác nhấp và lướt chuột.

Các dòng chuột công thái học vì trải qua quá trình nghiên cứu, thiết kế công phu như vậy từ giai đoạn đầu tiên, nên luôn có giá thành nhỉnh hơn so với chuột thông thường cùng dòng, cùng chức năng, cùng thương hiệu. Và thường chỉ có các thương hiệu chuột lớn mới đủ khả năng bao quát hết các quy trình này nhằm tạo ra được một mẫu chuột công thái học đúng tiêu chuẩn, thật sự có lợi cho sức khỏe người dùng.

Khi nào nên chọn mua chuột công thái học?

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc: khi nào nên chọn mua chuột công thái học? Câu trả lời sẽ là: nên mua chuột công thái học về dùng trước khi quá muộn. Sau đây là 3 lý do để bạn nên gấp rút chọn mua ngay một mẫu cho mình.

1/ Chuột công thái học giúp giảm tình trạng xoắn xương và lật cổ tay

Giờ tưởng tượng bạn đang cầm một quả bóng rổ nhé. Bạn sẽ cầm nó từ hai bên hay từ trên xuống dưới? Còn khi bạn đang cầm lái vô lăng xe thì sao? cầm từ hai bên đúng không?

Khi muốn cầm chặt một món đồ này đó, chúng ta phải cầm nó từ bên cạnh. Đây vừa là phản xạ tự nhiên, vừa là tư thế tốt nhất để vững vàng bắt chặt một thứ trong tay. Khi bạn làm như vậy, hai xương ở cẳng tay (gồm xương quay và xương trụ) sẽ song song và không bị xoắn.

Giờ nói về chuột truyền thống, khi cầm chuột, bàn tay của bạn sẽ úp xuống. Hai xương này bị xoắn, chèn ép lên các mô của cánh tay và gây ra tình trạng căng thẳng cho cổ tay, cơ và gân ở cẳng tay. Việc này tạo nên tình trạng duy trì tư thế không trung tính (không tự nhiên) trong nhiều giờ. dẫn đến đau cổ tay, sưng tấy hoặc tệ hơn là Hội chứng ống cổ tay.

Trong khi đó, một con chuột công thái học sẽ giúp nậng cao tay, cho phép bàn tay của bạn đặt ở vị trí thẳng đứng, hoặc gần như thẳng đứng, nhấc cổ tay khỏi mặt bàn một cách tự nhiên. Giống như tư thế đang bắt tay. Và đây sẽ là cấu trúc cánh tay tự nhiên nhất, giúp giảm thiểu mọi nguy cơ xoắn và xoay xương có hại cho tay.

Việc dùng chuột công thái học sẽ còn phát huy tác dụng tốt hơn nếu bạn dùng nó chung với một bàn phím cơ công thái học. Các bàn phím cơ này không khác mấy bàn phím thông thường, khi nhìn bên ngoài. Tuy nhiên nó cũng được thiết kế công thái học từ đầu, vị trí, độ lớn và độ cao của các phím được tinh chỉnh để tốt nhất cho đôi bàn tay, giúp bạn tìm được trọng tâm cơ thể tốt hơn trong mọi tình huống.

2/ Chuột công thái học giảm áp lực lên cổ tay

Khi dùng chuột một thời gian dài, bạn có bao giờ cảm thấy lòng bàn tay của mình bị mỏi hoặc hơi sưng chưa? Đó là bởi vì chúng ta đang tựa mặt dưới của bày tay lên bàn làm việc trong khi cố gắng giữ thăng bằng lúc thao tác chuột. Chuột càng nặng, thì cổ tay càng tì nhiều lên bàn.

Với một con chuột thiết kế công thái học, dù là dáng đứng hay dáng nằm, đều có khả năng lấp đầy lòng bàn tay, với phần thân chuột nhô hơi cao một chút hoặc thẳng đứng, để người dùng ôm chặt chuột, không bị vuột tay, và trong khi đó, cổ tay được cách xa khỏi bàn làm việc.

Bạn sẽ cần một chút thời gian để thật sự làm quen với thiết kế công thái học của chuột. nhưng một khi đã quen rồi, cả tốc độ thao tác chuột lẫn sức khỏe cổ tay đều được cải thiện thấy rõ.

Nếu dùng kèm với một miếng lót chuột êm ái, thấm hút mồ hôi thì sẽ phát huy tác dụng lên nhiều lần.

3/ Chuột công thái học hỗ trợ cải thiện tư thế ngồi

Chuột công thái học còn có một tác dụng khác, khi dùng kèm với bàn phím công thái học: chúng hỗ trợ người dùng duy trì vị trí khoảng cách hợp lý giữa thân người và bàn làm việc. Vì cổ tay thư giãn, cánh tay thoải mái, nên ai của bạn ngả ra sau và lưng duỗi thẳng bất cứ khi nào cánh tay của bạn chuyển sang vị trí bắt tay. Từ đó thúc đẩy người dùng đạt được tư thế ngồi thẳng hơn, tốt hơn cho vai, lưng và cả thân người.

Kết luận

Điều quan trọng nhất khi chọn mua chuột công thái học (hay bất kỳ thiết bị công thái học nào khác) là PHẢI LUÔN LẮNG NGHE CƠ THỂ MÌNH. Nếu cơn đau và sự mệt mỏi giảm hẳn rõ rệt sau một tuần dùng, chính xác bạn đang đi đúng hướng, chọn đúng thứ hợp với mình. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục hoặc có dấu hiệu tăng lên, bạn cần xem lại mẫu chuột mình đã chọn xem nó có đúng là thiết kế công thái học không. Chúc các bạn sớm tìm thấy con chuột công thái học như ý cho mình.

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]