Khác biệt giữa bàn phím cơ giá rẻ và bàn phím cơ cao cấp

Như bất kỳ dòng sản phẩm công nghệ nào, luôn có sự khác biệt rất lớn giữa bàn phím cơ giá rẻ và bàn phím cơ cao cấp.

Chúng ta không đề cập đến các bàn phím cơ màng, bàn phím giả cơ mà chỉ nói tới bàn phím cơ đúng chuẩn. Nghĩa là có đầy đủ các thành tố để tạo nên một bàn phím cơ: switch cơ học, cảm giác gõ thay đổi theo từng loại switch, thành phần cấu tạo trong ngoài… Tuy về thành phần, xét số lượng là như nhau, nhưng chất liệu, chất lượng và cách lắp đặt dẫn đến chất lượng trải nghiệm dùng của bàn phím cơ giá rẻ vs bàn phím cơ cao cấp là hoàn toàn khác nhau.

Vậy có những khác biệt nào giữa bàn phím cơ giá rẻ và bàn phím cơ cao cấp?

1/ Khác biệt đầu tiên là về Switch, và cũng là trung tâm của Cảm giác gõ

Nói về switch chúng ta có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Chuẩn chỉnh, phổ biến và mẫu mực nhất là các dòng switch Cherry được làm tại Cherry (Đức). Sau là các hãng cloned Cherry như Kailh, Gateron, Outemu, TTC… Có luôn một số hãng bàn phím cơ tự làm ra switch riêng như Logitech, Raxer, Steelseries, Glorious. Cũng có các dòng switch độc đáo, hàng hiếm, giá đắt cực vả cảm giác gõ cũng rất khác như switch Topre điện dung.

Switch thường vẫn được xem là linh hồn của bàn phím cơ. Chỉ cần chọn loại switch khác đi, cảm giác gõ đã hoàn toàn khác.

Trên các bàn phím cơ cao cấp, thường dùng các loại switch đạt chuẩn mực cao từ các hãng nổi tiếng kể trên. Dù tự làm hay mua từ ngoài về để lắp ráp thì cũng có sự lựa chọn kỹ càng từ đầu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng như chủng loại, dòng sản phẩm, giá thành đưa đến người dùng…

Còn với các bàn phím cơ giá rẻ, thường là dùng switch nhà trồng hoặc một loại switch không tên tuổi nào đó cho tiết kiệm. Cảm giác gõ trên các switch giá rẻ này khỏi phải nói cũng biêt hoàn toàn khác hẳn so với gõ trên bàn phím cơ cao cấp.

Có lần đi công tác dài ngày mà không lường trước được do bị cách ly, mình đã phải mua tạm một con DareU với D-Switch của hãng tự làm để xài đỡ. Tới khi về nhà lại, cầm lại con Filco trên bàn đang dùng switch Cherry Red. Đó là một trời một vực mọi người ạ.

Ý ở đây không phải để so sánh, tất nhiên vẫn là câu “tiền nào của đó”, và mỗi thương hiệu đều có lợi thế của riêng mình. Nhưng bạn phải hiểu là để có được một cảm giác gõ hoàn hảo, đúng ý và mỗi ngày đều chỉn chu giống nhau, đôi khi bạn phải chấp nhận đầu tư nhiều hơn một chút (hoặc nhiều chút) để có. Đó là sự đánh đổi và chấp nhận.

Bạn nào chơi lớn đầu tư hẳn một con HKKB hay Realforce để coding, với các switch Topre bên dưới thì còn thấy sự khác biệt rõ hơn.

Bàn phím cơ cao cấp switch linear mềm, trơn, không khấc, yên tĩnh. Bàn phím cơ  giá rẻ cũng có switch linear nhưng cái mềm đó khá giá, trơn một là trơn tru trôi tuột đi, hay là vẫn còn sót gì đó cấn cấn, và chắc chắc là không yên tĩnh bằng.

Bàn phím cơ cao cấp switch clicky cái nào cũng có độ khấc, có tiếng ồn click clack giòn giã đặc trưng. Nhưng sang clicky của bàn phím cơ giá rẻ, âm nghe bọng, chát, và độ khấc có khi còn kèm theo độ rít và độ giòn quá tay.

2/ Khác biệt lớn tiếp theo: Keycap

Keycap thì có rất nhiều thứ để nói: profile keycap, layout keycap, thiết kế màu sắc ký tự cách in ký tự, chất liệu keycap, độ dày keycap…

Điểm chung thường thấy ở các bàn phím cơ giá rẻ khi nói tới keycap là:

  • Keycap mỏng: làm âm thanh phát ra nghe giả, dù có làm từ nhựa PBT thì do độ dày không đủ nên vẫn tạo cảm giác khó chịu không chắc chắn
  • Keycap thường không có có các thanh nhựa cường lực ở mặt trong: các phím lớn, dài, hay bị đảo và rung rinh khi bấm nhiều hoặc bấm nhanh, mạnh tay.
  • Layout keycap thì tùy mỗi hãng nhưng hay bị kiểu khoảng cách từ keycap này tới keycap kia khá gần nhau: tạo cảm giác ọp ẹp đôi khi vướng tay khi bấm nhanh
  • Thường chọn kiểu in ký tự tiện, nhanh và tiết kiệm nhất như laser, hoặc cùng lắm là dye-sub, không có cửa làm doubleshot: ký tự có thể bị bay màu sau thời gian dùng.
  • Thiết kế đường nét, các góc cạnh, phối màu, kiểu ký tự nhìn chung đều có gì đó hơi bị sến, không sắc nét và tinh tế. Màu sắc cũng hay bị chóe khi dùng tới các tone màu khác trắng đen cổ điển.
  • Keycap thường bị bóng lên theo thời gian do dùng chất liệu không cao cấp

Tất cả những điều này sẽ không tồn tại ở các bàn phím cơ cao cấp. Mang lại cảm giác yên tâm, thoải mái và dễ chịu khi dùng, kể cả khi bấm nhanh nhiều trong thời gian dài.

3/ Khác biệt thứ ba chính là về case

Đây là một thứ nữa mà ta có thể thấy được từ bên ngoài. Case của các bàn phím cơ cao cấp có thể làm từ nhựa, có thể làm từ kim loại tùy hãng, tùy dòng, nhưng điểm chung đều là: sạch, gọn, không chi tiết thừa, đủ sâu rộng, dày dặn. Lấy tay bẻ thử sẽ không bị biến dạng, không bị cong. Mọi thứ trên case rất vừa vặn, tạo cảm giác là một khối thống nhất, chắc nịch và ngon lành.

Cầm trên tay mà cảm thấy ọp ẹp, bọng bọng, vỗ lên tay nghe bồm bộp, vặn tới đây thấy nghiêng theo tới đó thì chắc chắn không phải bàn phím cơ cao cấp rồi.

4/ Khác biệt tiếp theo về bên trong

Stab cao cấp, LED chất lượng, bảng mạch tỉ mỉ, chi tiết, sạch boong, phần mềm dễ dùng, trực quan, tùy chỉnh được nhiều chi tiết…

Cảm giác gõ luôn chắc nịch, kể cả phím lớn, đèn LED hắt lên đẹp, không chói lóa không cải lương hay sến, gỡ phím ra lau chùi nhìn bảng mạch đẹp mà mát lòng, phần mềm dùng một lần đã quen… Đó là tất cả những thứ mà một bàn phím cơ giá rẻ khó lòng có được.

LỜI KẾT

Bạn thấy đó, chọn một bàn phím cơ tốt để dùng lâu dài hay chọn một bàn phím cơ giá rẻ để cứ lâu lâu đổi mới một lần, phong cách dùng nào là còn tùy vào quan điểm mỗi người. Không có đúng không có sai. Nhưng hơi có chút đáng tiếc nếu cứ để đôi tay phải quen với những cảm giác gõ không chuẩn mực. Thay vào đó bạn có thể mua một chiếc bàn phím cơ hot swap tốt (như Glorious chẳng hạn), vừa đảm bảo thay được switch, chơi được keycap thay đổi mỗi tuần cũng được, lại vừa chắc chắn bản thân luôn có được cảm giác gõ tin cậy.

Cách này cũng hay chứ nhỉ?

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]