Chọn mua bàn phím cơ tốt và phù hợp nhất: Hãy thành thật với Nhu cầu thật của mình

Mỗi người đều có một nhu cầu riêng về bàn phím cơ cho công việc và theo sở thích, không ai giống ai và cũng không có bàn phím nào là tốt nhất cho tất cả. Nên việc đầu tiên trước khi chọn một bàn phím cơ theo mình chính là làm hai việc sau: kiểm kê “lúa thóc” và xác định chính xác nhu cầu thật của mình.

Kiểm lại ngân sách sẽ giúp bạn có hạn mức tốt hơn, tránh tình trạng vung tay quá trán hoặc quyết định sẽ dành dụm thêm chút nữa để có được chiếc bàn phím tốt hơn. Nó cũng là cách tốt nhất để giới hạn lại số lượng các phụ kiện cần mua đi kèm với bàn phím cơ, nhất là mấy bạn đang mấp mé thế giới vô hạn của custom keyboard. Trừ phi bạn quá dư dả với dãy số nhiều con số không trong tài khoản thì có thể bỏ qua khâu này.

Còn Xác định lại nhu cầu thật sẽ giúp bạn bỏ qua được những thứ hào nhoáng bên ngoài mà chỉ tập trung vào hiệu suất, tính năng và độ hữu dụng cần có thật sự của chiếc bàn phím cơ sắp mua thôi.

Bài chia sẻ hôm nay mình sẽ kể với các bạn bí quyết của mình để có thể trung thực với nhu cầu thật của mình trước khi bắt tay vào chọn mua một chiếc bàn phím cơ.

Được lợi gì khi biết được nhu cầu thật khi dùng bàn phím cơ?

Đầu tiên bạn sẽ mua được một món đồ đúng với yêu cầu công việc, giải trí của mình, một cách thiết thực nhất.

Tiếp theo, không sa đà vào những tính năng bên lề không thật sự cần thiết, như nếu chỉ cần bàn phím để làm việc mỗi ngày, xem phim, điều khiển nhạc nghe trên máy tính thì tại sao lại cần tới đèn LED RGB lấp lánh, lập trình phím macro hoành tráng? Các tính năng này đều ít nhiều làm giá bàn phím cao hơn so với một bàn phím cơ truyền thống, kinh điển.

Thứ ba, trung thực với nhu cầu bàn phím cơ của bản thân sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình dùng sau này. Nó giống như kiểu bạn đang cần cây lau nhà đa năng đơn giản, nhưng cuối cùng lại mua một con robot hút bụi điều khiển khó khăn phức tạp, mỗi lần mang đi cắm điện quá khó khăn, lấy bụi ra cũng mệt hơn thì mỗi lần nghĩ tới chuyện vệ sinh nhà cửa là thấy ngán tới nơi. tương tự, nếu nhu cầu chỉ là căn bản mà vác khối tiền đi mua một bàn phím cơ gaming hoành tá tràng, thì về đèn đóm và dàn tính năng vốn rất xịn sò của nó sớm muộn gì cũng thành gánh nặng cho bạn. Thậm chí còn không muốn ngồi vào bàn làm việc luôn á. Kết quả là có khi lại phải dồn thêm mớ tiền đi mua một bàn phím mới để xài.

Cuối cùng, nhìn nhận đúng nhu cầu sẽ giúp bạn xài tiền cho bàn phím cơ một cách thông minh và đúng đắn nhất. Không mua cao hơn những gì mình cần để không lãng phí. Và không mua thấp hơn nhu cầu để tránh hối hận về sau.

Chọn bàn phím cơ đúng nhu cầu sẽ giúp bạn có hứng xài hơn mỗi ngày

Để tìm ra nhu cầu thật, mời anh em làm bài test đơn giản sau

Bản thân mình hay áp dụng quy trình 3 bước này khi chọn mua bàn phím cơ. Mỗi người sẽ có cách khác nhau nhưng có lẽ với mình đây là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn cơn ghiền và xài tiền đúng chỗ hihi

Bước 1: Trả lời danh sách câu hỏi sau

  • Mua bàn phím cơ để làm gì?
  • Mình xài bàn phím có nhiều không?
  • Có thường phải vác đi khắp nơi hay chỉ cần yên một chỗ?
  • Mình hợp với loại switch nào nhất, và nếu dùng nó có thật sự tiện và hợp khi làm việc ở văn phòng hay ở nhà không?
  • Có cần mua thêm phụ kiện nào nữa không?
  • Có cần thêm chức năng A, B, C, D… hay thật ra mình chỉ cần gõ phím nhanh, chính xác, và cảm giác thoải mái là đủ
  • Muốn kiểu dáng, màu sắc, thiết kế bàn phím cơ thế nào? Mình muốn bàn phím cơ bền chắc, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt hay muốn bàn phím cơ hợp thời trang giá mềm mềm để mỗi năm mỗi thay mới?
  • Và cuối cùng, mình sẵn sàng trả bao nhiêu cho một chiếc phím cơ

Bước 2: Hỏi ngược lại, đặt trường hợp “Không” cho các câu trả lời vừa rồi

Với mỗi câu trả lời đang có ở trên, bạn thử đặt vấn đề ngược lại xem mình có thật sự cần đúng như vậy không. Nếu cả mệnh đề ngược và xuôi đều cho ra kết quả giống nhau, thì 90% đây là nhu cầu thật rồi. Còn nếu có khác, thì bạn nên chọn cái nào “thật sự cần thiết hơn”.

Ví dụ vầy.

Ở bước 1 mình trả lời câu hỏi: Muốn kiểu dáng, thiết kế thế nào? như sau: tớ muốn nó đẹp và sành điệu chứ, dùng để làm việc nhưng cũng phải đẹp chớ, tốt nhất là có tone màu trendy của năm.

Sang bước 2: khi lật ngược lại câu trả lời, tự hỏi bản thân “Ùa mình có thật sự cần bàn phím cơ sành điệu không. Nếu nó không trendy thì có vấn đề gì?”.

Câu trả lời khi lật ngược lại là “Không có vấn đề gì cả. mình cần bàn phím cơ để làm việc chứ không phải mang đi show off như quần áo hay xe cộ bên ngoài. Nên, quan trọng là xài bền, kiểu dáng căn bản dễ nhìn là được”.

Nói chung, tự vấn bản thân như vầy không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng ít nhất nó cho mình quá trình để soi lại lần nữa các nhu cầu của bản thân mình và so sánh được mất giữa cái mình muốn và cái mình thật sự cần.

Bước 3: Quy tắc 7 ngày

Thật ra, không chỉ với niềm đam mê bàn phím cơ, mà mình áp dụng quy tắc này cho tất cả mọi đam mê của mình. Sau khi đã tìm ra được nhu cầu thật, mình chọn bàn phím cơ đang muốn mua. Rồi để đó, trong rổ hàng hoặc trong trí nhớ. Tiếp tục suy nghĩ về nó cho tới khi chín muồi. Sau đó tầm 6-7 ngày, quay trở lại xem lại hình, chức năng, giá tiền của em nó, rồi quyết định mua hay không.

Việc ra quyết định mua ở ngay thời điểm sôi sục cảm giác “muốn-mua-liền” nó nguy hiểm cực kỳ các bác ạ. Đa phần sẽ bi rơi vô tình trạng mua về rồi thì cầm lên cầm xuống cứ là thấy có cái gì đó chưa ưng ý hẳn, hoặc cảm thấy hơi tiếc tiền, rồi giá mà này giá mà nọ.

Nhưng khi đã để cái đầu nguội lại một chút, tim bớt nóng đi, không còn rần rần sôi sùng sục nữa, thì bạn sẽ có thể suy nghĩ chính chắn hơn. Và quyết định mua lúc này sẽ chính xác hơn rất rất nhiều lần.

Mình đã quyết thế nào sau khi làm các bước trên?

Đây, ban đầu định lùng mua cái này: Azio Retro – USB Mechanical Keyboard (Blue Switch), giá 109 USD trên Amazon, tính luôn ship thật ra cũng tầm 3 triệu hơn chút. Kiểu dáng thì khỏi phải nói, nhìn chất như nước cất.

Amazon.com: Azio Retro - USB Mechanical Keyboard (Blue Switch): Computers & Accessories

Nhưng sau khi đối chiếu các câu trả lời “tự vấn” thì mình nhận ra cái mình thật sự cần là một chiếc bàn phím nhỏ gọn vừa phải, chắc tay, gõ phải siêu tốt, siêu bền mà mang đi đâu cũng tiện. Quan trọng, dùng làm việc chơi game đều được và có profile thân thiện không phải tốn thời gian làm quen nhiều. Và quan trọng nhất: cái giá đó có xứng đáng với cái bàn phím không?

Nên thằng em đã hạ cánh với một chiếc Filco Majestouch Convertible 2 này. Không dây, kết nối Bluetooth được tới 4 thiết bị và thêm 1 thiết bị qua cáp USB tháo rời, không đèn nền, profile OEM gõ thoải mái vô cùng, cỡ TKL khá là gọn, muốn đi đâu chỉ việc bỏ vào balo mang đi là xong. Còn bền thì không phải bàn, switch Cherry Blue gõ đã tay, Filco là thương hiệu Nhật mình cũng thích từ lâu, nay mới dám mua về xài. Bảo hành 5 năm. Ngoại hình cổ điển màu đen bình thường thôi, không có gì nổi bật như bạn mình định chọn ban đầu. nhưng đổi lại chất lượng cực kỳ, giá cũng cao hơn khá đó, tầm 3 triệu 7 lận.

Sau tiến trình 3 bước thì mình đã hạ cánh với Filco Majestouch Convertible 2 không dây Bluetooth cỡ TKL này

Mua về thật sự là không có gì để lăn tăn lấn cấn nữa. Xài tới giờ đã được gần năm rồi. Đã cái nữa nè, muốn thay keycap Cherry nào cũng được, thích thì đổi keycap ngay và liền. Nhớ lại hồi đang so giữa hai lựa chọn, lúc đó mà mua con Aizo kia rồi về dính luôn với keycap máy đánh chữ kia thì giờ chắc hối hận lắm rồi.

Bí quyết của mình là vậy. Anh em có bí quyết nào hay ho để giúp chúng ta trung thực hơn với nhu cầu thật của mình khi mua bàn phím cơ thì chia sẻ với mình dưới comment nhé.

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]