Hướng dẫn cách thay switch cho bàn phím cơ (Phần 2)

(Xem lại Phần 1)

Bước 3: Kéo keycap ra với thao tác nhấp nhấp nhấp và kéo ra

Đầu tiên phải ngắt kết nối keyboard với máy tính đã. Gắp keycap chỗ cần thay switch ra khỏi bàn phím, đơn giản bằng cách:

  • Dùng dụng cụ keypuller để dọc đứng song song với các cạnh của keycap như thế này, cho tới khi nào nghe một tiếng khấc nhẹ hoặc một tiếng tách như trường hợp bàn phím này của mình là puller đã được neo đúng vào vị trí.
  • Một tay cầm lắc lắc cho keycap từ từ rời ra, tay còn lại giữ nhẹ bàn phím để các keycap kế bên không bị ảnh hưởng. Là xong.

Có nhiều hình dạng key puller khác nhau, chất liệu cũng có thể bằng nhựa (như hình) hoặc bằng kim loại, nhưng dù kiểu gì đi nữa thì hai cái phải nhớ là: để puller vào đúng vị trí các khớp và cạnh của keycap để không làm hư keycap, và nhẹ tay, nếu thấy cứng thì dừng ngay sửa lại “tư thế”. Tránh làm trầy xước phím hoặc switch bên trong kể cả khi puller làm bằng nhựa. Lúc kéo keycap ra cũng phải thật thận trọng và nhẹ nhàng. Đây là lúc cả keycap và switch đều có thể bị ảnh hưởng.

Mình để thêm hình minh họa cách dùng key puller bằng kim loại và một hình dạng key puller khác để anh em tham khảo

Có một số kiểu bàn phím khi kéo keycap ra, switch sẽ bị kéo ra cùng. Nếu toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ không có bất kỳ trở ngại hay lực cản nào thì hãy vẫn cứ yên tâm nhé, đó là bình thường vì do cấu trúc của bàn phím thôi. Còn nếu lúc làm thấy có gì lấn cấn thì tốt nhất nên dừng lại, làm từ đầu lần nữa. Đa số thì kéo keycap chỉ ra mỗi keycap thôi, switch vẫn còn ở lại.

Thường anh em sẽ mất khoảng nửa tiếng để kéo toàn bộ keycap của bàn phím fullsize, nếu lành nghề quen tay thì thời gian này có thể ngắn hơn nữa.

Khi xong hết chiếc bàn phím ban đầu sẽ trông như này:

Bước 4: Đặt tất cả keycap đã gắp ra môt khu riêng theo đúng thứ tự đã gắp ra

Đây cũng là khâu cần phải làm đúng, để tiết kiệm thời gian sau này và tránh nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.

Nếu chỉ cần lưu trữ keycap thì anh em có thể dùng một khay nhựa để bày keycap đã gắp lên đó, theo đúng vị trí một bộ keycap ban đầu lúc còn nằm trên bàn phím. Sau này cứ thể mà cho các em nó quay lại thì sẽ dễ làm và nhanh hơn, không cần ngồi coi lại từng phím. Đặc biệt là không bị nhầm lẫn, nhất là trường hợp anh em nào dùng blank hay ninja keycaps. Khay nhựa cũng giúp hạn chế việc xê dịch hay vô tình làm đổ trong quá trình thao tác trên bàn.

Nếu anh em định kết hợp việc thay switch với lau chùi bàn phím thì có thể bỏ tất cả keycap vừa kéo ra vào một túi nhựa zipper, đóng nắp lại kỹ, cho dung dịch chùi keycap vào, xốc nhẹ hoặc chỉ đơn giản là dùng dụng cụ thổi bụi thổi các mặt của keycap. Sau đó hong khô dưới nhiệt độ bình thường rồi bày ra khay chờ sẵn.

Bước 5: Kéo switch ra khỏi bàn phím

Giờ thì keycap đã ra khỏi bàn phím, đến lượt các switch cần thay đây. Mình sẽ dùng bộ công cụ switch-puller đi kèm với switch mới mua hoặc mua riêng để làm nhé.

Cũng như key-puller, switch-puller có nhiều hình dạng và màu sắc tùy theo hãng sản xuất ra, nhưng đa phần chung kết cấu là: tay cầm nhựa, phần mấu bên dưới bằng kim loại, có hình vòng cung nhỏ để bám chặt vào switch kéo ra.

THAO TÁC GẮP SWITCH RA NHƯ SAU:

  • Anh em có để ý thấy ở mỗi switch có một phần tab nhỏ ở mặt trên và mặt dưới không? Dùng switch-puller để mấu vào hai tab này để cố định vị trí của puller trước đã nhé.
  • Sau khi ổn định vị trí ngay ngắn thì lắc thử rất rất nhẹ để xem nó có chông chênh hay bị xô lệch hay không
  • Tiếp theo lắc nhè nhẹ sang trái phải để từ từ bứng switch ra khỏi bảng mạch
  • Nên bắt đầu với các switch ở hàng giữa của bàn phím. Vì vị trí đó thường ít nổi bật hơn các vị trí khác và sẽ dễ thao tác hơn.
  • Sau khi tháo  tất cả các switch ra thì cũng không cần phải lưu lại theo đúng vị trí như bộ keycaps nữa. Anh em có thể đặt ra một khay nhựa gần đó miễn sao đảm bảo số lượng là được. Trường hợp thay switch bị hư xen kẽ với switch không hư thì nên phân ra túi, ghi chú rõ ràng để sau này có dùng lại thì không lấy nhầm switch đã die.
  • Nếu muốn kết hợp với lube switch kiểu mì ăn liền thì có thể cho tất cả switch đã tháo vào một túi zipper, cho dầu lube vào rồi xốc nhẹ. Tiếp tục làm các khâu lube còn lại như trong bài hướng dẫn này.

Lưu ý nhẹ khi chọn nơi giữ switch sau khi tháo ra xong. Nên chọn một chiếc hộp hay một khay nhựa thay vì túi xốp vì các mấu kim loại trong switch có thể nhô ra túi và bị bẻ gãy không hay.

Chú ý các phím lớn, chúng thường đi kèm với bộ ổn định. Bạn cần tháo bộ ổn định ra trước khi kéo switch, có thể tháo bằng một nhíp thường đơn giản, không cần dùng tới puller. Toàn bộ switch của bàn phím fullsize có thể tháo trong vòng khoảng 15-20 phút tùy tay nghề và độ thận trọng của mỗi người.

Sau khi tháo xong thì bảng mạch trông thế này

Bước 6: Đưa các switch mới vào, nóng hổi vừa thổi vừa đưa ^_^

Nếu muốn anh em có thể kết nối bàn phím với PC khi đưa switch mới vào. Cách làm này giúp dễ dàng kiểm tra xem switch mới có hoạt động hay không và đảm bảo là mình đã hoàn thành việc lắp đúng cho mỗi switch. Xong cái này, bấm thử rồi mới sang cái tiếp theo.

Khi lắp switch vào, anh em cần đảm bảo hai chân đồng của switch nằm ở dưới và đi thẳng xuống các lỗ tương ứng mà không vấp bất cứ chướng ngại vật nào. Các chân đồng này rất mong manh và dễ bị biến dạng làm ảnh hưởng tới chất lượng gõ sau này hay tệ hơn là hư luôn switch :(. Lúc nhấn vào xong đúng cách thì sẽ nghe một tiếng “tách” khá rõ, đó là khi hai tab đồng của switch đã khớp vào vị trí của mình. Chúng đã “nhận ra” nhà của mình rồi đấy. Đưa toàn bộ switch của bàn phím fullsize vào sẽ mất khoảng 15 – 20 phút tùy sự thành thạo.

Bước 7: Lắp keycap vào và hoàn tất quy trình

Đó, giờ mình sẽ thấy việc sắp xếp keycap gọn gàng ngăn nắp đúng vị trí ở những bước đầu tiên quan trọng thế nào. Lúc này thì chỉ cần đúng thứ tự đã xếp và đưa từng em từng em vào thôi.

Thao tác đơn giản là ấn từng chốt phím xuống, đi thẳng xuống không quẹo trái quẹo phải cứ đúng hướng cross-stem mà ấn xuống, càng sâu càng tốt.

Anh em sẽ mất chừng 15-20 phút nữa cho khâu này.

Lúc hoàn thành cũng là lúc bạn “nể” độ tiện dụng của các bàn phím hotswap. Bình thường không có hotswap chỉ cần một tí sai sót, đặc biệt trong khâu hàn, là mọi thứ có thể đi toong. Nối PC mà phím không work thì chỉ có nước khóc ròng, không lẽ gỡ ra xóa mối hàn và làm lại từ đầu? Với hotswap keyboard thì chỉ cần kết nối, kiểm tra, em nào không hoạt động mở ra kiểm tra lại là ổn. hihi

Làm sao nếu một số phím không hoạt động?

Đầu tiên là đừng có phát hoảng. Mình sẽ bình tĩnh tìm xem vấn đề nằm ở đâu đã.

  • Trước tiên nhấn mạnh vào phím đang không work ấy, xem có khi mình đưa keycap vào chưa chặt.
  • Nếu vẫn không được, hãy cẩn thận tháo keycap đó ra, nhìn vào phần chân switch xem có bị cong vênh hay gãy gì không (đấy là lý do mình nên bảo quản keycap bằng hộp anh em ạ). Nếu cong hãy dùng tay hoặc nhíp nhựa vuốt thẳng nó ra, rất rất nhẹ nhàng thôi nhé. Còn nếu gãy hẳn thì toang rồi, thay switch mới, chỉ có cách duy nhất đó thôi 🙁

Cái thú của “swap switch”

Đổi switch không chỉ là một việc chẳng đặng đừng phải làm nếu nhỡ switch die, mà còn là thú vui không dừng được của dân chơi bàn phím cơ. Cảm giác được trải nghiệm nhiều cảm giác bấm khác nhau mà không tốn quá nhiều chi phí lẫn công sức nó sướng không thể tả được các bác ạ
Chúc các bác swap switch thành công nhé.

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]