Lịch sử thú vị của các kiểu layout bàn phím

Bàn phím cơ là một thiết bị ngoại vị thú vị và không thể thiếu với dân ghiền công nghệ. Và ngày càng lan tỏa ra nhiều hơn với người dùng phổ thông. Mỗi ngày bạn đang dành ra hàng giờ để gõ trên từng phím của chiếc bàn phím trước mặt. Đã có bao giờ bạn thắc mắc tại sao các ký tự được sắp xếp như hiện tại mà không phải theo một trật tự khác?

Layout bàn phím là khái niệm dùng để chỉ cách sắp xếp bố cục của các ký tự trên cùng một bàn phím. Lịch sử máy tính đã đi qua nhiều loại layout bàn phím khác nhau. Hiện tại, đa số các bàn phím đều dùng kiểu layout có tên QWERTY. QWERTY ghép từ các ký tự ở hàng đầu tiên trên cùng, từ trái qua. Tuy phổ biến nhất nhưng ít người biết rằng:

  • QWERTY không phải là bố cục giúp người ta đánh máy nhanh nhất có thể
  • QWERTY cũng là kiểu layout dễ làm mỏi và gây ra các triệu chứng cổ tay
  • Nó cũng có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi, xem ra đã quá lỗi thời so với tốc độ phát triển của công nghệ
  • Có nhiều loại layout khác với nhiều ưu điểm vượt trội so với QWERTY

Nhưng nghịch lý là dù cho có một danh sách dài các hạn chế, mặc cho ai nói gì, thì cho tới hiện tại, năm 2020, QWERTY vẫn là layout phổ biến và chiếm số lượng bàn phím đông đúc nhất thế giới.

Chúng ta lùi lại nhiều năm về trước để cùng xem qua từng bước đi của QWERTY cũng như các layout bàn phím nổi tiếng khác nhé.

LAYOUT QWERTY

Năn 1860, một nhà phát minh đã nghĩ ra và xin bằng sáng chế cho một cỗ máy (hồi ban đầu trông tương tự như một chiếc may đạp chân) chuyên gõ chữ, sau này là tiền thân của máy đánh chữ chuyên dụng đầu tiên trên thế giới. Mang tiếng là chiếc máy đánh chữ đầu tiên nhưng phát minh này không thể xem là cuộc cách mạng viết lách lớn của con người. Vì nó đầy rẫy những lỗi đánh máy, cơ chế hoạt động cơ học quá tốn nhiều công sức. Mỗi lần muốn dùng việc set up cực kỳ mệt nhọc, và hoàn toàn không thể mang theo bên người.

Và trái với suy nghĩ của nhiều người, QWERTY cũng không phải là layout bàn phím đầu tiên được dùng cho những chiếc máy đánh chữ cụ tổ này. Máy đánh chữ nguyên thủy chỉ có hai hàng đơn giản, giống như cây đàn piano, với trật tự sắp xếp như sau:

3 5 7 9 N O P Q R S T U V W X Y Z

2 4 6 8 . A B C D E F G H I J K L M

Thiết kế đầu tiên này chính người phát minh ra cũng phải công nhận là có thể gây ra nhiều lỗi nhiễu khi gõ máy nhanh và không hiệu quả khi dùng. Và sau đó được chính người tạo ra cải tiến, thay đổi vào năm 1868. Lúc này bàn phím hai hàng được chia thành bốn hàng. Các chữ số được đưa lên đầu. Các nguyên âm ở hàng thứ hai. Bảng chữ cái tiếp tục được phân ra với B-M nằm ở hàng thứ ba. Và N-Z ờ hàng thứ tư.

2 3 4 5 6 7 8 –

A E I . ? I U O ,

B C D F G H J K L M

Z X W V T S R Q P N

Năm 1873, sau khi Remmington mua bảng quyền cho máy đánh chữ, một số điều chỉnh đã xuất hiện cho ra một bố cục mới. Chỉnh sửa này hạn chế được vấn đề gây nhiễu thường thấy trong máy đánh chữ trước đó. Bằng cách tách các chữ cái thường được ghép nối và đẩy chúng sang hai đầu đối diện của bàn phím. Và cũng thêm vào một vài ký hiệu bổ sung cần thiết cho người đánh máy.

2 3 4 5 6 7 8 9 – ,

Q W E . T Y I U O P

Z S D F G H J K L M

A X & C V B N ? ; R

Tiếp đó, máy đánh chữ còn qua một vài lần tinh chỉnh nữa, cho đến khi dừng lại ở bố cục QWERTY mà chúng ta đang có hiện nay. Từ đó đến giờ đã hơn một thế kỷ, con người dùng dạng bố cục này.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 – =

Q W E R T Y U I O P [ ]

A S D F G H J K L ; ‘

Z X C V B N M , . /

Có một câu chuyện rất thú vị related đến layout QWERTY. Người ta thường hay kể lại là layout này được thiết kế ra để hãm lại tốc độ gõ máy vốn quá nhanh trước đó của con người. Nhất là khi dùng layout kiểu A B C D E F. Không biết câu chuyện này có hoàn toàn chính xác không. Dù vẫn có đúng là kiểu QWERTY giảm gây nhiễu thấy rõ, giúp cải thiện độ chính xác trong quá trình gõ. Nhiều người còn cho rằng thiết kế QWERTY dựa vào thiết kế trật tự chữ cái của người Viking khá nhiều, và cũng cùng tác dụng giúp giảm nhiễu và cải thiện tốc độ.

Và khi máy tính ra đời, bàn phím máy tính trở thành một thiết bị không thể thiếu đi kèm. Khi đó layout QWERTY vốn đã được dùng quen, nghiễm nhiên trở thành layout gốc của mọi bàn phím máy tính. Tuy có một vài biến thể của QWERTY theo bản địa như QWERTZ (phổ biến ở Trung Âu), AZERTY (phổ biến ở Pháp), QZERTY (chủ yếu ở Ý). Nhưng cuối cùng QWERTY vẫn chiến thắng và chiếm đại đa số trên thế giới.

LAYOUT DVORAK

Năm 1936, nhiều thập kỷ sau khi QWERTY đã trở thành tiêu chuẩn gõ máy của con người, một giáo sư giáo dục đã xin cấp bằng sáng chế cho bố cục bàn phím mới mà ông tạo ra, lấy tên dựa vào tên mình DVORAK. Tên này không phải là một từ viết tắt, mặc dù nếu muốn bạn có thể viết là DSK nhưng chính xác nó là Dvorak Simplified Keyboard.

Mục tiêu của bàn phím Dvorak là vượt qua hết tất cả những khuyết điểm hiện có của QWERTY. Hầu hết related đến tần số lỗi gõ, tốc độ gõ hiện vẫn dưới mức tối ưu và gây mỏi cổ tay cho người gõ máy. Tiếp theo đó, qua ít nhất 18 năm liên tục nghiên cứu và cải tiến, bố cục Dvorak đã chính thức ra mắt người dùng.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 [ ]

‘ , . P Y F G C R L / =

A O E U  I D H T N S –

; Q J K X B M W V Z

Phần lớn điểm nhấn của thiết kế này nằm ở muc home row (trong đó bàn tay của người gõ máy luôn trong tư thế “resting”). Nghiên cứu cho thấy việc gõ ở hàng home row là nhanh nhất, và chậm nhất ở hàng dưới cùng. Do đó các phím phổ biến được đặt ở ở hàng home row, trong khi các phím ít dùng tới hơn nằm ở các hàng dưới.

Kết quả thực tế đã chứng minh: người đánh máy kiểu Dvorak cần ít chuyển động ngón tay hơn (60% so với QWERTY). Giúp cho tốc độ gõ máy nhanh hơn. Không những thế người gõ bố cục Dvorak còn cảm thấy ít bị đau cổ tay và mỏi vai hơn so với các layout khác, trong đó có cả QWERTY.

Ngoài ra Dvorak còn nhấn mạnh thêm hai chi tiết trong thiết kế bố cục của ông. Thứ nhất các bàn tay xen kẽ nhau tạo ra cảm giác nhịp nhàng khi gõ, khuyến khích quá trình gõ máy kể cả trong thời gian dài. Thứ hai là các phím phổ biến nhất được gán cho tay phải, vì hầu hết mọi người thuận tay phải.

Nhược điểm lớn nhất của Dvorak là bố cục của nó quá khác so với QWERTY. Bắt đầu học cũng khó, mà chuyển từ QWERTY sang Dvorak lại càng khó hơn, với tất cả người dùng gõ máy.

LAYOUT COLEMAK

Năm 2006, một lập trình viên tên Shai Coldeman đã phát hành một bố cục bàn phím mới có tên Colemak. Đây được xem là bố cục bàn phím nằm giữa QWERTY và Dvorak. Động lực để phát minh ra bố cục mới này cũng là để chỉnh sửa những hạn chế của bàn phím QWERTY. Hơn thế nữa Colemak còn giải quyết được nguyên nhân thất bại của Dvorak, nghĩa là vẫn duy trì được cảm giác quen thuộc cho người dùng nếu muốn chuyển từ QWERTY sang. Kết quả mong muốn là mang đến một layout thay thế cho QWERTY với tốc độ gõ nhanh hơn, ít mỏi cổ tay hơn và yêu cầu thời gian làm quen tối thiểu nhất có thể.

1 2  3 4 5 6 7 8 9 0  – =

Q W  F P G J L U Y ; [ ]

A R S T D H N E I O ‘

Z X C V B K M , . /

Điểm hay của Colemak là chỉ có 17 điểm khác nhau so với bố cục QWERTY, nhưng đã đủ để tạo nên sự khác biệt cho quá trình gõ máy về tốc độ và độ mỏi cổ tay. Tất cả các ký tự còn lại hầu như giữ nguyên vị trí. Điều này khiến cho người dùng QWERTY muốn thay đổi để gõ máy nhanh hơn, cũng sẽ không ngại học Colemak nhiều.

Colemak đã cải thiện thất bại của Dvorak thế nào?

Colemak hầu như đã loại bỏ tất cả trường hợp chữ thường gặp ở các vị trí ngón tay kéo dài. Ví dụ Dvorak thay ký tự P trong QWERT bằng ký tự L, đòi hỏi ngón tay thường xuyên phải bị kéo căng ra để vươn tới, trong khi Colemak lại không làm như thế nên duy trì được thói quen và độ căng vừa phải cho các ngón tay.

CÁC LAYOUT BÀN PHÍM KHÁC

QWERTY, Dvorak, Colemak là ba cây đại thụ khi nói đến layout bàn phím. Nhưng ngoài ba cụ ra thì vẫn còn rất nhiều layout bàn phím khác đã được công nhận và cũng gây được nhiều chú ý:

  • Workman
  • Qwpr
  • Minimak

Nhưng vẫn không thể “đi vào lòng người” nhiều và ấn tượng mạnh như ba cây đại thụ vừa kể trên.

LAYOUT QWERTY KHI ĐẶT LÊN BÀN CÂN VỚI CÁC LAYOUT KHÁC

Những layout khác có ưu và nhược điểm nhất định nhưng đa phần đều cải thiện được tốc độ gõ và tình trạng mỏi cổ tay của QWERTY, vậy câu hỏi đặt ra là anh em ta có nên chuyển từ QWERTY sang một dạng layout khác không? Chúng ta cần cân nhắc thật kỹ các gạch đầu dòng sau khi quyết định rời bỏ QWERTY nhé:

1/ Thời gian học tập và làm quen với một layout mới cũng là khoảng thời gian tốc độ gõ máy của chúng ta giảm sút không phanh. Thời gian đó mất bao lâu? Rất độ chừng. Nếu bạn chọn một bố cục thân thiện dễ làm quen như Colemak thì có thể mất một đến vài tuần. Với những người dùng ngại thay đổi và sợ làm quen với cái mới thì thời gian đó có thể lên đến vài tháng.

2/ Các phím tắt có thể trở nên bất tiện. Đặc biệt với layout Dvorak. Các phím thường được dùng trong tổ hợp phím tắt như CTRL + X C V trở nên quá bất tiện và khó dùng. Colemak sẽ đỡ hơn một chút do các vị trí phím đa phần tương tự QWERT, nhưng trong trường hợp cần bấm tổ hợp phím nhanh như khi chơi game, bạn sẽ vẫn phát điên lên vì cứ phải liên tục nhìn bàn phím đến hoa cả mắt.

Kết luận

Tương lai chưa biết sẽ như thế nào, nhưng nếu xét về số nhiều ưu điểm, mức độ thân thuộc và tuổi đời thì Colemak xứng đáng được đưa vào danh sách layout bàn phím nên phổ biến nhiều hơn với các bàn phím máy tính của tương lai. Nhưng nếu xét về dòng lịch sử mà QWERTY đã đi qua và đánh bại tất cả mọi chiến binh dọc đường thì chưa chắc, ai mà biết “gừng càng già càng cay”!

Vậy còn anh em, anh em đang dùng layout bàn phím nào tại nhà thế?

(Nguồn tham khảo: https://www.makeuseof.com/tag/a-history-of-keyboard-layouts-is-qwerty-lagging-behind/)

 

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]