Tối ưu hóa bàn làm việc với máy tính

Nếu bạn là người dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi ở bàn làm việc, bạn sẽ hiểu một không gian làm việc gọn gàng, tinh tươm, khoa học và hợp lý sẽ giúp một ngày của bạn hiệu quả, lành mạnh và tốt lên nhiều như thế nào.

Nhiều người trong số chúng ta hẳn đã mắc phải chứng RSI (Repetitive Strain Injury), tạm dịch là chấn thương căng thẳng do lặp đi lặp lại từ việc ngồi trên một chiếc bàn làm việc không được sắp xếp đúng và hợp lý. Đáng sợ ở chỗ những chấn thương đó không xuất hiện ngay lập tức khi bạn vừa ngồi làm việc, mà nó gây tổn thương những phần quan trọng của cơ thể mỗi ngày một chút, và đến khi biểu hiện ra bằng những cơn đau, những dấu mỏi mệt, những vết căng cơ, nghĩa là chấn thương đã thật sự rất nghiêm trọng. Dưới đây là một số ghi chú quan trọng giúp bạn sắp xếp lại bàn làm việc của mình theo phương thức công thái học, vừa tốt cho quá trình làm việc, mang lại hiệu quả cao cũng vừa tốt cho sức khỏe, giúp tránh các triệu chứng căng thẳng dẫn tới thoái hóa hoặc hư tổn các phần vai, chân tay, cổ tay, ngón tay và mắt.

Ghế ngồi làm việc

Mọi người hay đồn thổi về tính công thái học và hiệu quả tuyệt vời của những chiếc ghế văn phòng đắt tiền như Herman Miller Aeron mang lại, nhưng bạn không cần phải bỏ ra một đống tiền mà vẫn có được một chiếc ghế ngồi làm việc ưng ý và lành mạnh. Và dù cho lựa chọn cuối cùng là gì, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây khi chọn ghế làm việc cho mình:

1/ Một chiếc đệm thoải mái, tốt nhất với vải thoáng khí giúp cả cơ thể thông thoáng, và tạo cảm giác thoải mái cho phần lưng

2/ Tay vịn: đây là nơi đôi tay nghỉ ngơi thoải mái sau những phút gõ máy tập trung căng thẳng. Chúng cần đủ thấp để vai bạn hoàn toàn thư giãn và khuỷu tay của bạn uốn cong ở góc 90 độ.

3/ Điều chỉnh độ cao ghế: bạn có thể điều chỉnh độ cao của ghế ngồi dễ hơn rất nhiều so với chỉnh độ cao bàn. Cần cân chỉnh sao cho đùi song song với mặt bàn, bàn chân đặt thẳng trên sàn và cánh tay ở cùng độ cao với bàn có chứa bàn phím và chuột.

4/ Điều chỉnh chiều cao tựa lưng: đây thường là chi tiết tạo nên sự khác biệt lớn giữa một chiếc ghế văn phòng rẻ tiền và chiếc ghế đắt tiền. Với phần điều chỉnh tựa lưng tốt, bạn có thể chỉnh ghế lùi lại, lên xuống mà không cần phải dịch chuyển cả ghế. Nói chung nên giữ khoảng cách ghế và bàn khá xa để tư thế ngồi thẳng lưng nhất có thể.

5/ Hỗ trợ thắt lưng: lưng của chúng ta có hình dạng hơi lõm vào phía trong, nghĩa là một chiếc ghế ngồi làm việc tốt cũng nên có hình dạng lõm vào một chút để nâng đỡ cho phần sống lưng. Thêm vào đó phần thắt lưng cũng nên chuồn về phía trước một ít để hỗ trợ thắt lưng luôn thẳng và có điểm tựa vững vàng.

6/ Khả năng xoay và lăn của ghế: nên chọn một chiếc ghế có bánh xe bên dưới để dễ dàng di chuyển xoay khi cần thiết, bằng một vài thao tác đơn giản bạn có thể kết hợp vài động tác căng cơ thể dục nhẹ khi đang làm việc với chiếc ghế xoay này.

Bàn làm việc

Đây không chỉ đơn thuần là nơi đặt bàn phím, con chuột, các dụng cụ làm việc văn phòng cần thiết, điện thoại, tai nghe, loa… mà bạn cần đặt mọi thứ đúng vị trí theo nguyên tắc công thái học để bàn làm việc thật sự khoa học và hợp lý

1/ Vị trí chuột và bàn phím: Bạn muốn chuột và bàn phím nằm gần nhau nhất có thể với phần ký tự và phím số ở giữa bàn? Điều này có nghĩa là bạn thật sự chú ý đến các phím chứ không phải bản thân cả bàn phím. Hiện nay đa số các bàn phím đều được thiết kế theo kiểu bất đối xứng, với các phím số ở bên phải. Cho nên thay vì tìm cách đặt tất cả các phím số/ ký tự ở ngay giữa, bạn hãy để ý đến phím “B” trên bàn phím, cân chỉnh sao cho phím B này nằm ngay giữa bàn làm việc. Cách cân đối đơn giản này sẽ giúp bạn có vị trí hợp lý cho bàn phím để đạt hiệu quả cao nhất mà ít gây mỏi tay hay mỏi mắt.

2/ Bàn làm việc của bạn có khay trượt không? Nếu bàn có kèm khay trượt thì bạn nên để bàn phím và chuột cùng trên khay chuột này, không tách ra để chuột trên bàn phím. Hãy đặt bàn phím gần chuột nhất có thể. Và độ cao của khay trượt hợp lý nhất là làm sao để khi đặt tay lên gõ, khuỷu tay tạo thành góc 90 độ, tư thế này tốt cho sức khỏe về lâu dài khi giúp bạn tránh được tình trạng mỏi vai, mỏi mắt và chứng cổ tay.

3/ Chiều cao bàn: tham khảo hình cách set up bàn làm việc dưới đây để dễ hình dung hơn về các khoảng cách chi tiết và chiều cao bàn hợp lý. Lưu ý chiều cao bàn còn phụ thuộc vào cường độ làm việc, tính chất công việc và chiều cao cá nhân. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể luôn thoải mái nhất trong quá trình gõ máy lâu dài.

Monitor

Hầu hết các máy tính hiện nay đều có chế độ tự điều chỉnh màn hình nhưng bạn cũng cần kiểm tra và cân chỉnh lại sao cho: màn hình cao hơn tầm mắt 2-3 inch, cách ngực khoảng một cánh tay, và điều chỉnh loại bỏ ánh sáng chói trên màn hình bằng nút điều chỉnh có sẵn hoặc nghiêng màn hình sao cho không còn thấy bị chóe nữa.

Tư thế làm việc

Tư thế làm việc đúng với bàn làm việc có máy tính là:

  • Bàn phím ở ngay trước mặt sao cho vòng tay tạo thành góc 90 độ.
  • Màn hình ở ngay tầm mắt cách người khoảng một cánh tay
  • Cổ giữ thẳng, không cúi xuống hoặc ngước lên
  • Lưng thẳng trên phần đệm của ghế
  • Cổ tay và mu bàn tay phẳng, kể cả khi đang gõ máy, chỉ dùng mười ngón tay để gõ, tuyệt đối tránh kiểu gõ “gà mổ thóc” vừa kém hiệu quả, không tốt cho sức khỏe lại kém thẩm mỹ.
  • Tránh để người bị trượt về sau: đây là lỗi ngồi làm việc của phần lớn dân văn phòng, ngả lưng một chút giữa lúc gõ máy có thể khiến bạn quên tư thế ngồi thẳng thớm ban đầu và làm cơ thể dần dần trượt theo hướng ra xa.
  • Giữ cho vai và lưng thẳng, nhưng thư giãn không phải kiểu gồng người: khi cơ vai và lưng bị căng ra sẽ khiến toàn cơ thể mệt mỏi, dễ tạo cảm giác chán chường khi làm việc dài hạn. Không co rút vai, cũng không cố gắng thu lưng lại, giữ cho hai bộ phận này thoải mái nhất có thể khi làm việc.

Nghỉ giải lao thường xuyên

Công việc không giải quyết được tốt hơn nếu bạn cứ dán mắt vào màn hình. Hãy thường xuyên cho mình động lực và thói quen nghỉ giải lao để toàn bộ cơ thể được giải tỏa khỏi căng thẳng: mỗi nửa giờ cần nghỉ khoảng 5 phút, đi tới đi lui, dạo vòng quanh chỗ ngồi, hay đơn giản là đẩy ghế ra xa duỗi thẳng chân thẳng tay và làm vài động tác thể dục nhanh nhẹ trong vài phút. Có một nguyên tắc nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính cũng khá hay: 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút hãy cho 20 giây rời mắt khỏi màn hình và ra xa khỏi màn hình 20 feet.

Tránh để bị mỏi mắt

Nghỉ ngơi sẽ giúp các khớp và cơ bắp của bạn đồng thời cũng giúp giảm căng thẳng cho đôi mắt. Kết hợp giảm thiểu độ chói của màn hình đặc biệt nếu phải dùng máy vào ban đêm hoặc điều kiện thiếu ánh sáng.

Những gì bạn vừa đọc được nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy cứ tập cho mình thành thói quen, lâu dần bạn sẽ thấy việc dùng máy tính làm việc cũng không hề gây ra bất cứ mệt mỏi nào. Hãy sống và làm việc cùng máy tính thoải mái và lành mạnh nhất có thể nhé!

(Nguồn tham khảo: https://lifehacker.com/how-to-ergonomically-optimize-your-workspace-30833302)

Bài viết mới

spot_img

Related Stories

Để lại bình luận

Mời bạn nhập nội dung bình luận
Nhập tên

Stay on op - Ge the daily news in your inbox

[tdn_block_newsletter_subscribe input_placeholder="Email address" btn_text="Subscribe" tds_newsletter2-image="730" tds_newsletter2-image_bg_color="#c3ecff" tds_newsletter3-input_bar_display="" tds_newsletter4-image="731" tds_newsletter4-image_bg_color="#fffbcf" tds_newsletter4-btn_bg_color="#f3b700" tds_newsletter4-check_accent="#f3b700" tds_newsletter5-tdicon="tdc-font-fa tdc-font-fa-envelope-o" tds_newsletter5-btn_bg_color="#000000" tds_newsletter5-btn_bg_color_hover="#4db2ec" tds_newsletter5-check_accent="#000000" tds_newsletter6-input_bar_display="row" tds_newsletter6-btn_bg_color="#da1414" tds_newsletter6-check_accent="#da1414" tds_newsletter7-image="732" tds_newsletter7-btn_bg_color="#1c69ad" tds_newsletter7-check_accent="#1c69ad" tds_newsletter7-f_title_font_size="20" tds_newsletter7-f_title_font_line_height="28px" tds_newsletter8-input_bar_display="row" tds_newsletter8-btn_bg_color="#00649e" tds_newsletter8-btn_bg_color_hover="#21709e" tds_newsletter8-check_accent="#00649e" embedded_form_code="YWN0aW9uJTNEJTIybGlzdC1tYW5hZ2UuY29tJTJGc3Vic2NyaWJlJTIy" tds_newsletter="tds_newsletter1" tds_newsletter3-all_border_width="2" tds_newsletter3-all_border_color="#e6e6e6" tdc_css="eyJhbGwiOnsibWFyZ2luLWJvdHRvbSI6IjAiLCJib3JkZXItY29sb3IiOiIjZTZlNmU2IiwiZGlzcGxheSI6IiJ9fQ==" tds_newsletter1-btn_bg_color="#0d42a2" tds_newsletter1-f_btn_font_family="406" tds_newsletter1-f_btn_font_transform="uppercase" tds_newsletter1-f_btn_font_weight="800" tds_newsletter1-f_btn_font_spacing="1" tds_newsletter1-f_input_font_line_height="eyJhbGwiOiIzIiwicG9ydHJhaXQiOiIyLjYiLCJsYW5kc2NhcGUiOiIyLjgifQ==" tds_newsletter1-f_input_font_family="406" tds_newsletter1-f_input_font_size="eyJhbGwiOiIxMyIsImxhbmRzY2FwZSI6IjEyIiwicG9ydHJhaXQiOiIxMSIsInBob25lIjoiMTMifQ==" tds_newsletter1-input_bg_color="#fcfcfc" tds_newsletter1-input_border_size="0" tds_newsletter1-f_btn_font_size="eyJsYW5kc2NhcGUiOiIxMiIsInBvcnRyYWl0IjoiMTEiLCJhbGwiOiIxMyJ9" content_align_horizontal="content-horiz-center"]